Search

Loading

2009-12-16

Lịch sử hãng Hyundai

Giới thiệu chung

Hyundai Motor Company - thuộc Hyundai Kia Automotive Group - là hãng sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 5 thế giới về doanh số bán hàng năm. Đặt trụ sở chính ở Seoul, Hyndai điều hành nhà máy sản xuất ôtô lớn nhất thế giới tại Ulsan với công suất lên tới 1.6 triệu xe/năm. Biếu tượng lgo của Hyndai, chữ “H” được viết cách điệu, tượng trưng cho hình ảnh công ty và khách hàng đang bắt tay nhau. Trong tiếng Hàn, Hyndai có nghĩa là “hiện đại”.

Lịch sử thành lập

Năm 1947, Chung Ju-yung đã sáng lập ra Công ty xây dựng và cơ khí Hyundai. Phải đến năm 1967, Công ty ôtô Hyundai mới được thành lập. Năm 1968, Hyndai hợp tác với Ford Motor Company cho ra đời model đầu tiên của công ty là Cortina. Pony, chiếc xe Hàn Quốc đầu tiên xuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởi Giorgio Giugiaro theo phong cách Ý, với công nghệ dẫn động do Mitsubishi Motors cung cấp. Những năm sau đó, sản phẩm của Hyndai được xuất khẩu sang Ecuado và nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước Benelux (
Belgium, Netherlands, và Luxembourg) . Năm 1991, Hyundai đã mở đường độc quyền công nghệ cho mình khi phát triển thành công động cơ xăng, I4 Alpha và có hộp truyền động.

1975 Hyundai Pony

Đến năm 1986, xe của Hyndai bắt đầu được bán tại Mỹ. Nhờ giá cả phải chăng, model Excel đã lọt vào top “10 xe được ưa chuộng nhất” do tạp chí Fortune bình chọn. Năm 1988, công ty bắt đầu sản xuất các model với công nghệ của riêng mình, khởi đầu là chiếc Sonata loại midsize đến nay vẫn còn được sản xuất.

1986 Hyundai Excel

Năm 1996, Hyundai Motors India Limited được thành lập, đặt xưởng sản xuất tại Irrungattukatoi gần Chennai, Ấn Độ.
Năm 1998, Hyndai bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một thương hiệu toàn cầu. Một năm sau, Chung Ju Yung quyết định trao quyền lãnh đạo Hyndai Motor cho con trai mình là Chung Mong Koo. Hyndai Motor Group, công ty mẹ của Hyundai đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển chất lượng, mẫu mã, tăng cường sản xuất và nghiên cứu dài hạn cho ngành ôtô nói riêng. Tập đoàn đã tăng thời gian bảo hành lên tới 10 năm hay 160.000 km đối với xe bán tại Mỹ, đồng thời phát động chiến dịch marketing quy mô lớn.

2008 Hyundai Sonata

Trong cuộc khảo sát về chất lượng xe hơi của tổ chức J.D. Power and Associates năm 2004, Hyundai đã vượt qua nhiều đối thủ tiếng tăm và giữ vị trí thứ 2. Hiện nay Hyndai nằm trong top 100 thương hiệu ôtô lớn nhất thế giới. Từ năm 2002 Hyndai cũng là một trong những nhà tài trợ chính thức cho giải World Cup của FIFA.

Năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về những hoạt động của Chủ tịch Chung Mong Koo và phát hiện ông đã có hành vi tham ô. Kết quả, ngày 28/4/2006 ông Chung bị bắt giữ vì đã biển thủ 100 tỉ won (tương đương với 106 triệu đô) và ông Kim Dong-jin được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty.
Sự xuất hiện của model midsize SUV Santa Fe năm 2007 đã đem đến cho Hyundai thành công vang dội và giành giải thưởng “2007 Top Safety Pick” của IIHS.

2007 Hyundai Santa Fe

Tại triển lãm ôtô quốc tế Bắc Mỹ 2008, Hyundai đã trình làng model Hyundai Genesis Coupe dẫn động bánh sau. Phiên bản mới này đã có mặt tại các đại lý trong nước vào hè 2008 vừa qua và sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào mùa xuân năm 2009.
Hyundai tuyên bố sẽ cho ra mắt phiên bản hatchback 5 cửa của model Elantra compact sedan vào năm 2009 với tên gọi Elantra Touring.

Hoạt động kinh doanh của Hyundai

Vào năm 1998, sau cuộc biến động mạnh mẽ của nghành công nghiệp ôtô Hàn Quốc do tham vọng mở rộng thị trường cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hyundai đã mua lại được công ty đối thủ Kia Motors. Năm 2000, Hyundai thiết lập mối quan hệ liên minh chiến lược với DaimlerChrysler. Kết quả của liên minh này là sự ra đời của Daimler–Hyundai Truck Corporation vào năm 2001. Tuy nhiên, đến năm 2004, DaimlerChrysler đã rút lợi tức của mình khỏi công ty bằng cách bán 10,5% vốn cổ phần để lấy 900 triệu USD. Hyndai tiếp tục đầu tư vào các xưởng sản xuất đặt tại Bắc Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì cũng như các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản.


2009 Hyundai Genesis Coupe

Năm 2004, doanh thu của Hyundai tại thị trường trong nước lên tới 57,2 tỉ USD và trở thành công ty ôtô lớn thứ hai Hàn Quốc. Doanh số bán trên toàn thế giới của hãng trong năm 2005 là 2.533.695 xe, tăng 11% so với cùng kì năm ngoái. Mục tiêu năm 2006 của Hyndai là doanh số toàn cầu đạt 2,7 triệu xe.

Những chiếc xe mang thương hiệu Hyundai được bán tại 193 quốc gia thông qua 5.000 đại lý và showroom. Theo nghiên cứu mới đây của Automotive News về doanh số toàn cầu của các hãng thì Hyundai xếp thứ 6, vượt qua cả Nissan, Honda và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác với 3.715.096 xe trong năm 2005.

2009 Hyundai Elantra Touring

Sức mạnh thương hiệu của Hyundai ngày càng lớn khi đứng thứ 72 trong danh sách Các thương hiệu tốt nhất thế giới năm 2007 theo khảo sát của Interbrand and BusinessWeek với trị giá thương hiệu ước tính là 4,5 tỉ USD. Để được người tiêu ưa chuộng, Hyundai đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và những thành công đạt được là kết quả tất yếu của những nỗ lực này.

Nguồn: Netxe.vn
(Theo wikipedia.org)

Aston Martin


Lịch sử thành lập

Aston Martin một trong những nhãn hiệu xe danh giá bậc nhất thế giới, được thành lập bởi Lionel Martin Robert Bamford năm 1913. Dù được trao tay qua hơn nửa tá chủ sở hữu trong suốt 9 thập kỷ qua, Aston Martin vẫn luôn giành được sự kính trọng trong ngành công nghiệp xe hơi thế giới.
Năm 1914, Lionel Martin và Robert Bamford cùng nhau chế tạo một mẫu xe và gọi nó là Aston Martin. Chữ Aston được lấy từ chiến thắng của Lionel Martin trong cuộc đua leo đồi Aston tại Herfordshire, vùng phụ cận thành London. Sau Thế chiến I, thành công ban đầu xuất hiện. Năm 1922, những chiếc xe đua do hai người chế tạo liên tục phá vỡ 10 kỷ lục tốc độ thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với lợi nhuận và công ty phá sản năm 1925.

Gia đình Charnwood, vốn đã đổ rất nhiều vào công ty, tiếp quản và chiêu mộ Augustus Cesare Bertelli, một kỹ sư thiên tài, để tạo nên những chiếc xe như International, Le Mans và Ulster, những cái tên thường được xướng trên bục vinh quang của các đường đua, thu hút những tay đua danh giá nhất tới với Aston. Dù vậy, điều đó cũng chẳng giúp công ty khỏi bị trao tay một lần nữa năm 1932.
Trụ sở của Aston Martin tại Gaydon, Anh Quốc
Sau Thế chiến II, một chủ nhân mới tên David Brown mua lại Aston Martin. David Brown làm giàu từ việc sản xuất máy kéo và các máy nông nghiệp khác. Năm 1950, chiếc DB2 (DB là viết tắt của David Brown) ra mắt và lập tức thành công, trên cả các đường đua cũng như trên thị trường. Năm 1958, tuyệt tác DB4 được trình làng. Được khích lệ bởi các thành công trên, David Brown quyết định chế tạo thêm nhiều mẫu xe tham gia giải vô địch đua xe thể thao thế giới. Aston giành chiến thắng tại giải này năm 1959 với DBR1, đồng thời về nhất luôn tại giải đua Le Mans trong cùng năm.

Chiếc DB5 giúp Aston Martin trở thành cái tên thân thuộc khi xuất hiện bên cạnh 007 trong tập phim Goldfinger.

Thập kỷ 60 là quãng thời gian ra đời các xe DB5 và DB6 và sau đó là DB6 Volante mui mềm. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện bên cạnh điệp viên James Bond trong tập phim Goldfinger nâng cao danh tiếng của Aston Martin hơn bất kỳ đối thủ nào. Trong phim, chiếc của chiếc DB5 mà 007 điều khiển trang bị súng máy, bảng số thay đổi bằng cách bấm nút, bọc thép, có màn chắn khói, phun dầu làm trơn đường và có thể phóng ghế lái ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp như trên máy bay tiêm kích. Đột nhiên Aston Martin trở nên quen thuộc ở mọi ngóc ngách trên đất Mỹ và ai cũng muốn có một chiếc. Đó là thời điểm cực thịnh của Aston Martin.



Aston Martin DB6 Volante 1967

Mọi chuyện trở nên xấu đi trong thập kỷ 70. Năm 1972, David Brown bán công ty. Hàng loạt xe với động cơ V8 mạnh mẽ nhưng ngốn xăng đẩy công ty vào tình thế khó khăn, khi mà thế giới ở trong cuộc xung đột về dầu mỏ và bắt đầu những quy định nghiêm khắc về khí thải. Sản lượng giảm xuống chỉ còn vài chục xe, công ty bị bán cho một nhóm các nhà đầu tư, trước khi đổi chủ một lần nữa năm 1981. Khó khăn tiếp diễn tới tận năm 1987, khi Ford Motor nhảy vào cuộc và mua 75% quyền sở hữu Aston Martin. Với sự hậu thuận mạnh mẽ từ đại gia lớn thứ hai ngành công nghiệp ôtô thế giới lúc bấy giờ, công ty đột nhiên tìm lại được sự ổn định. Năm 1993, Aston Martin cho ra lò DB7, chiếc xe nhanh chóng gặt hái thành công chưa từng có trong lịch sử công ty. Năm 1994, Ford thâu tóm trọn Aston Martin.
1 chiếc AM Vanquish trên đường phố Việt Nam.

Trong khi công ty mẹ bắt đầu tụt dốc những năm qua, Aston Martin lại trở thành một trong những thương hiệu hạng sang thành công một cách vững chắc. Năm 2001, Aston Martin tung ra chiếc Vanquish, một trong những thiết kế đẹp nhất từ trước tới nay. Sự xuất hiện của Vanquish trong Die Another Day và của DBS trong Casino Royale, hai tập phim mới nhất về 007 khiến Aston Martin lấy lại phần nào hình ảnh mà nó từng tạo lập trong những năm 60 với Goldfinger.
Sự ra đời của logo Aston Martin

Sự hình thành logo Aston Martin lần lượt qua các thời kỳ.

Cái tên Aston Martin ban đầu được viết với một gạch nối ở giữa và bị bỏ đi khi nó đổi chủ lần đầu tiên năm 1925. Đến năm 1930, cách viết này được sử dụng lại trong một vài mẫu quảng cáo. Khi mua lại công ty sau Thế chiến II, David Brown bỏ dấu gạch ngang đi và thêm vào đằng sau các mẫu xe mới hai chữ cái DB, viết tắt của tên ông. Cách viết này còn được sử dụng đến ngày nay.
Lúc cho ra lò chiếc xe đầu tiên, Lionel Martin chọn logo là một vòng tròn với hai chữ cái AM lồng vào nhau. Năm 1928, logo kiểu mới ra mắt với chữ Aston Martin được viết trên một thiết kế hình đôi cánh dang rộng. Sang tới năm 1930, kiểu logo này vẫn được giữ nguyên nhưng với đôi cánh được cách điệu. Tới năm 1932, logo như ngày nay chúng ta thấy xuất hiện: Với đôi cánh dang rộng và chữ Aston Martin, được viết với gạch ngang, gắn ở chính giữa.

Nguồn: Netxe.vn
Theo VnMedia

Lịch sử hãng Alfa Romeo

Giới thiệu chung

Alfa Romeo là một hãng sản xuất xe hơi của Ý, được thành lập năm 1910. Tên khai sinh của công ty là ALFA (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili), tiếng Anh là Lombard Automobile Factory. Đến năm 1986, Alfa Romeo đã trở thành thành viên của tập đoàn Fiat S.p.A..

Lịch sử phát triển

Những năm đầu hình thành
Alfa Romeo vốn được thành lập bởi một hãng ôtô của Pháp, Alexandre Darracq, và một số nhà đầu tư Ý vào năm 1906, dưới cái tên Società Anonima Italiana Darracq (SAID). Trong đó có nhà quý tộc thành Milan, Cavaliere Ugo Atella đã trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của SAID vào năm 1909. Cuối năm này, ôtô của Italian Darracq bán rất chậm và Stella cùng với một số nhà đầu tư người Ý quyết định thành lập công ty mới với tên gọi A.L.F.A (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili), ban đầu vẫn là công ty hợp danh với Darracq.Chiếc xe đầu tiên công ty sản xuất không mang tên Darracq mà lấy tên là 1910 24 HP do Giuseppe Merosi thiết kế.

24 HP 2010

Hãng ALFA cũng mạnh dạn thể hiện mình trong phân khúc xe đua. Vào năm 1911, hai tay đua Franchini và Ronzoni đã thi đấu trên đường đua Targa Florio với 2 model 24 HP. Tuy nhiên do sự bùng nổ của Đại chiến Thế Giới I, việc sản xuất của ALFA đã bị gián đoạn trong 3 năm.

Năm 1915, công ty chịu sự chi phối của một nhà thầu xứ Naples tên là Nicola Romeo, người này đã hướng công ty sang sản xuất vũ khí hạng nặng cho quân đội. Nhà máy và động cơ ô tô của hãng trong thời gian này được dùng để sản xuất đạn dược, động cơ máy bay, máy nén khí, máy phát điện… cung cấp cho quân đội. Sau khi chiến tranh kết thúc, Romeo dùng khoản lợi nhuận thu được nhờ sản xuất vũ khí mua lại các xưởng đầu máy xe lửa và vận tải đường sắt ở Saronno, Rome và Naples. Nhờ đó mà Romeo llên nắm quyền quản lý tại ALFA. Vào năm 1920, tên công ty được đổi thành Alfa Romeo và chiếc Torpedo 20-30 HP là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhãn hiệu này. Thành công đầu tiên đã đến với công ty khi tay đua Giuseppe Campari chiến thắng tại giải Mugello và tiếp đó là chiến thắng của Enzo Ferrari tại giải đua Targa Florio. Giuseppe Merosi vẫn là nhà thiết kế hàng đầu của Alfa Romeo và tiếp tục cho ra những mẫu xe Hơi cũng như xe đua rất thành công như 40-60 HP va RL Targa Florio.

Năm 1923, nhờ có sự thuyết phục của tay đua trẻ Enzo Ferrari, nhà thiết kế Vittorio Jano đã quyết định rời bỏ Fiat để thay vị trí nhà thiết kế chính của Merosi tại Alfa Romeo. Chiếc Alfa Romeo đầu tiên được thiết kế bởi Jano là P2 Grand Prix, chiếc xe này đã giành chiến thắng ở giải vô địch thế giới vào năm 1925. Jano đã thay thế những model cũ bằng một loạt xe mới kích cỡ từ nhỏ đến trung bình với động cơ 4, 6 và 8 xi lanh thẳng hàng. Những chiếc xe này có động cơ dựa trên mẫu xe P2, kiểu dáng cổ điển đặc trưng của động cơ Alfa với cấu trúc hợp kim nhẹ, buồng đốt hình bán cầu, bugi đánh lửa đặt trung tâm, 2 dãy van trước cho mỗi hàng xi lanh và 2 trục cam đặt trên máy. Những thiết kế của Jano đã chứng tỏ được độ tin cậy cũng như sức mạnh của các model xe Alfa Romeo.

Enzo Ferrari đã tỏ ra là một nhà quản lý tốt hơn là một tay đua. Khi nhà máy được tư nhân hoá, nó được đổi tên thành Scuderia Ferrari. Rời Alfa Romeo, Ferrari vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc xe hơi của riêng mình. Tiếp bước Ferrari, Tazio Nuvolari là tay đua cho đội Alfa và đã giành chức vô địch tại rất nhiều giải đua xe trước Đại chiến thế giới II.

Năm 1928, Nicola Romeo đã đi khỏi Alfa khi công ty lâm vào cảnh khốn đốn và đến cuối năm 1932 Alfa Romeo được chính phủ cứu và quản lý. Trong thời kỳ này Alfa Romeo chuyên sản xuất những chiếc xe được đặt trước dành cho giới thượng lưu với kiểu thân được thiết kế dựa trên model Touring của Milan hoặc Paninfarina. Đây chính là kỉ nguyên phồn thịnh của Alfa Romeo 2900B Type 35 huyền thoại.


8C 2900B Touring Spider (1937)

Thời kỳ hậu chiến

Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, một lần nữa phan khúc xe đua đã lấy lại vị thế của mình, minh chứng là xe đua của Alfa Romeo đã giành chiến thắng tại giải đua dành cho xe Grand Prix. Sự kiện giới thiệu công thức mới (Công thức 1) cho loại xe đua một chỗ đã đem đến cho Alfa Romeo ý tưởng cho ra đời chiếc 158 Alfetta, model xe này đã mang lại chiến thắng cho tay đua Giuseppe Farina tại giải đua Công thức 1 đầu tiên trên thế giới năm 1950. Alfa tiếp tục giành chức vô địch vào năm 1951. Trong thập niên 60 Alfa tập trung sản xuất những chiếc xe dựa trên nền tảng các model hiện hành, ví dụ GTA (Gran Turismo Allegerita) là phiên bản của loại xe coupe được thiết kế kiểu Bertone - giống kiểu xe ngựa thời bấy giờ. Sang thập niên 70, Alfa chuyển hướng sang sản xuất xe thể thao nguyên mẫu, điển hình là model Tipo 33 đã mang chiến thắng đến cho Alfa tại nhiều giải đua thế giới năm 1971, 1975 và 1977. Tuy nhiên cũng trong thập niên này Alfa gặp khó khăn về tài chính. Năm 1986, công ty Finmeccanica của chính phủ Italia bị tập đoàn Fiat mua trữ và đổi tên thành Alfa Lancia Industriale S.p.A chuyên sản xuất xe Alfa và Lancia. Đến năm 2005 Fiat lại tiếp tục mua Maserati từ tay Ferrari. Tập đoàn này lên kế hoạch để Maserati và Alfa Romeo thống lĩnh đoạn thị trường xe thể thao và xe hạng sang. Đầu năm 2007, Fiat Auto S.p.A.đã có cuộc cải tổ và 4 công ty sản xuất ôtô mới ra đời: Fiat Automobiles S.p.A., Alfa Romeo Automobiles S.p.A., Lancia Automobiles S.p.A. và Fiat Light Commercial Vehicles S.p.A. đều thuộc quyền kiển soát của Tập đoàn ôtô Fiat.

Lịch sử logo của hãng




Năm 1910, một kiến trúc sư tên là Romano Cattaneo được giao nhiệm vụ thiết kế logo cho trụ sở ALFA tại Milan. Chuyện kể rằng khi ông đang đứng chờ chuyến tàu tại ga cuối Piazza Castello ở Milan bỗng nhiên ông nẩy sinh cảm hứng từ hình chữ thập của gia huy dòng họ Visconti và hoạ tiết trang trí trên cửa chính lâu đài Sforzesco.

Với sự tư vấn của nhà thiết kế Giuseppe Merosi, bản phác thảo của Romano Cattaneo đã kết hợp giữa biểu tượng của thành phố Milan và những nét hoa văn trên phù điêu dòng họ Visconti. Biểu tượng được bao quanh bởi vòng kim loại màu xanh sẫm gồm 2 dòng chữ "ALFA - ROMEO" và "MILANO" được tách biệt bởi 2 nút thắt tượng trưng cho vương triều Savoy để tỏ lòng tôn kính vì vua nước Ý.



Sau chiến thắng của model P2 tại giải đua vô địch thế giới năm 1925, Alfa đã quyết định thiết kế thêm vòng nguyệt quế bao quanh logo. ĐẾn năm 1946, hai nút thắt vương triều Savoy được thay thế bằng những đường vòng cung tinh tế. Đầu thập niên 70, cái tên “MILANO”, dấu gchj nối và nút thắt Savoy đã bị xoá bỏ khi Alfa Romeo mở nhà máy tại Pomigliano d’Arco, Naples.

Alfa Romeo-một biểu tượng văn hóa

Vào những năm 60, Alfa Romeo trở nên nổi tiếng với dòng xe cỡ nhỏ và các mẫu xe đặc biệt được thiết kế cho cảnh sát Ý như model Giulia Super hay 2600 Sprint GT. Trên tờ quảng cáo của Alfa tại Anh có ghi “ Alfa Romeo Giulia 1600 SS dành cho người đàn ông sở hữu mọi thứ và là người bạn đồng hành của anh ta… Giá đã bao gồm thuế là 2394.1.3 GBP. Quá đắt ư? Tất nhiên! Bạn sẽ mong chờ gì ở một chiếc Alfa được lắp ráp bằng tay?”
Trước khi bị Fiat mua lại, Alfa Romeo luôn có những chính sách thương mại táo bạo, liên tục có giải pháp mới và áp dụng chúng vào các dây truyền sản xuất bất chấp nguy cơ bị mất thị phần. Alfa cũng thường thiết kế những kiểu dáng gây nhiều tranh cãi và lập dị.

Tại Ý, người sở hữu chiếc Alfa Romeo gọi là Alfista, một nhóm các Alfista được gọi là Alfisti. Đôi khi Alfa Romeo còn được tôn thờ bởi chính chủ nhân của nó, thậm chí nhiều model đã trở thành biểu tượng văn hóa. Có không ít những câu lạc bộ Alfa Romeo đã được thành lập.
Vào năm 1967, tài tử Dustin Hoffiman trong bộ phim nổi tiếng “The Graduate” đã đưa chiếc “Spider” (được biết đến với cái tên Duetto, Osso di Seppia hay Round-tail ở Ý) nổi danh trên toàn thế giới bởi hình dáng độc đáo của nó. Chiếc Spider do Pininfarina thiết kế theo phong cách của những năm 50. Tiếp đó trong bộ phim Octopussy năm 1983, James Bond (do Roger Moore thủ vai) đã sử dụng model GTV6 của Alfa Romeo khi bị 2 chiếc xe cảnh sát (Bavarian BMW) rượt đuổi. Alfa Romeo cũng là “diễn viên” của nhiều phim khác như Ein Fall fur Zwei, Kommissar Rex, The Godfather, Ripley’s Game…

Alfa Romeo trên đất Mỹ

Năm 1995, Alfa Romeo ngừng xuất khấu ôtô vào thị trường Mỹ. Đã có những tin đồn về sự trở lại của hãng, tuy nhiên trong mục FAQ (Frequently Asked Question) trên website UK của Alfa đã tiết lộ: “Mốc son đánh dấu trở lại đáng mong đợi của Alfa Romeo tại thị trường Mỹ có thể sẽ là năm 2007 với một loạt các model mới”.


Ngày 5/5/2006, CEO của Fiat, Sergio Marchionne đã xác nhận sự trở lại của Alfa Romeo tại Mỹ sẽ diễn ra vào năm 2008 bằng việc tung ra thị trường chiếc 8C Competizione vào đấu năm. Sau đó, năm 2009 Alfa sẽ giới thiệu chiếc 159, Brera và Spider với kiểu dáng và phong cách mới. Dự tính trong năm 2010 và 2011 Alfa Romeo sẽ cho ra mắt thị trường Mỹ model xe Kamal SUV, 169 và B-segment Mito. Alfa Romeo sẽ được bán tại các đại lý Maserati trên khắp nước Mỹ. Alfa Romeo sẽ được bán tại các đại lý Maserati trên khắp nước Mỹ.

Các Model tiêu biểu

Alfa Romeo MiTo: là model xe thể thao siêu nhỏ 3 cửa được tung ra thị trường hồi tháng 6/2008.


Alfa Romeo 147: là loại xe gia dụng nhỏ được sản xuất từ năm 2000. Model này được thiết kế dựa trên bánh răng chạy của mẫu xe saloon 156 được sản xuất từ năm 1997 đến 2005.

Alfa Romeo 159: model 159 kiểu saloon hạng trung được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm ôtô Geneva 2005. Alfa Romeo 159 có tới 4 động cỏ xăng và 3 động cơ dầu khác nhau. 159 Sportwagon là phiên bản của mẫu xe này.


Alfa Romeo GT: là kiểu xe coupe dẫn động bánh trước, được thiết kế theo phong cách Bertone. Alfa Romeo GT được giới thiệu vào năm 2004, thiết kế dựa trên mẫu 156 saloon.



Alfa Romeo Brera: là kiểu xe coupe 2+2 do Giorgetto Giugiaro thiết kế và Pininfarina sản xuất.


Alfa Romeo Spider: là chiếc mui trần thuộc hệ phái sinh của Brera coupe và xuất hiện lần đầu tại Triển lãm ôtô Geneva 2006.


Alfa Romeo 8C Competizione: là loại siêu xe với số lượng có hạn (500 chiếc). Lần đầu xuất hiện tại Triển lãm ôtô Frankfurt 2003 dưới hình thức một mẫu concept, sau đó được bán trên thị trường vào năm 2007. Model này sử dụng động cơ V8 của Ferrari và Maserati với 450 mã lực.



Nguồn: Netxe.vn
(Theo Wikipedia.org)

Lịch sử hãng Audi


Giới thiệu chung



Audi là hãng sản xuất ô tô do ông August Horch, người Đức, thành lập năm 1899. Chiếc ô tô Horch đầu tiên được sản xuất năm 1901 tại Zwickau. Năm 1910, ông Horch bị trục xuất khỏi công ty do chính ông thành lập. Sau đó, ông mở một công ty mới và tiếp tục sản xuất xe dưới nhãn hiệu Horch. Công ty cũ đã kiện ông vì vi phạm thương hiệu và một phiên toà ở Đức đã phán quyết thương hiệu Horch thuộc về công ty cũ. August Horch buộc phải ngừng sử dụng tên họ của ông cho những chiếc xe do công ty mới sản xuất. Vì từ “horch” trong tiếng Đức nghĩa là “nghe” nên August Horch đã lấy một từ tương đương với nghĩa đó trong tiếng Latin để đặt tên cho công ty mới của ông, đó là “audi”. Nhiều người lại cho rằng Audi là từ viết tắt của "Auto Union Deutschland Ingolstadt". Ngày nay, Audi sản xuất khoảng hai triệu xe mỗi năm tại khu nhà máy chính ở Ingolstadt. Audi cũng có một nhà máy sản xuất khác ở Neckarsulm.



August Horch (1868-1951)
Audi khởi đầu với model 2.6L, sau đó là model 4 xi lanh 3.6L và hai model 4.7L và 5.7L. Những chiếc xe này đã rất thành công, thậm chí là trong cả các sự kiện thể thao. August Horch rời công ty Audi năm 1920. Model 6 xi lanh 4.7L xuất hiện năm 1924. Năm 1928, JS Rasmussen, chủ sở hữu DKW, đã mua lại Audi và một hãng ô tô của Mỹ là Rickenbacker cùng với trang thiết bị để sản xuất động cơ 8 xi lanh của hãng này. Loại động cơ này đã được sử dụng trên hai model Audi Zwickau và Audi Dresden ra mắt năm 1929. Cùng thời gian đó, model 6 xi lanh và một model 4 xi lanh (do Peugeot thiết kế) cũng được sản xuất. Xe Audi vào thời kỳ này là xe hạng sang với thân xe được thiết kế đặc biệt.

Hiệp hội sản xuất ô tô


44 chiếc Audi xếp thành hình logo, kỷ niệm con số 15 triệu xe bán ra trong 40 năm, 1975-2004



Năm 1932, Audi sáp nhập với Horch, DKW và Wanderer thành Hiệp hội Ô tô - Auto Union. Trước Đại chiến II, Auto Union đã sử dụng 4 vòng tròn nối với nhau (logo của Audi ngày nay) để biểu tượng cho 4 hãng xe. Tuy nhiên, vào thời đó, biểu tượng này chỉ được sử dụng trên xe đua của Auto Union còn các công ty thành viên thì vẫn sử dụng tên và biểu tượng riêng. Phát triển công nghệ ngày càng được quan tâm và một số model của Audi đã sử dụng động cơ do Horch hay Wanderer thiết kế. Trong suốt Đại chiến II, Horch đã sản xuất ô tô bọc thép Sd-Kfz 222 để phục vụ cho quân đội Đức. Chiếc xe này sử dụng động cơ V8 81hp của Horch với tốc độ tối đa là 82Km/h.
Một loại xe nữa cũng được các quan chức quân đội Đức sử dụng là KFZ 11 hay Type 80 của Horch. Quân đội đã sử dụng loại xe này như xe vận tải nhẹ.

Sự khởi đầu mới



Nhiều nhà máy của Auto Union bị bom tàn phá nặng nề trong suốt Đại chiến II. Sau chiến tranh, Zwickau đã thuộc về Cộng Hoà Dân Chủ Đức và trụ sở của Auto Union được chuyển đến Ingolstadt năm 1949. Trong thời kỳ này, biểu tượng 4 vòng tròn nối với nhau được sử dụng cùng với biểu tượng của DKW. Auto Union đã rất nỗ lực phát triển nhãn hiệu DKW, nhưng động cơ 2 kỳ của nhãn hiệu này lại không được ưa chuộng. Năm 1958, Daimler-Benz mua lại 88% cổ phần của Auto Union và năm sau thì chính thức trở thành chủ sở hữu duy nhất của Auto Union. Daimler-Benz đã phát triển chiếc sedan 4 cửa công suất 72hp, động cơ 4 thì hiện đại, dẫn động bánh trước. Model này (sau này được biết với tên Audi 72) xuất hiện tháng 9/1965, đánh dấu sự tái xuất của nhãn hiệu Audi. Năm 1964, Daimler-Benz đã bán lại Auto Union cho Volkswagen, nhờ vụ mua bán này mà VW đã trở thành chuyên gia về sản xuất xe làm mát bằng nước. Từ 23/12/2005, VW đã không còn sử dụng động cơ làm mát bằng khí cho ô tô nữa.

Năm 1969, Audi sáp nhập với NSU, có trụ sở tại Neckarsulm, gần Stuttgart. Những năm 50, NSU đã là nhà sản xuất xe môtô lớn nhất thế giới nhưng đã chuyển sang sản xuất xe nhỏ như NSU Prinz (phiên bản TT và TTS hiện nay vẫn là những xe đua cổ điển rất được yêu thích). Sau đó, NSU đã tập trung phát triển động cơ quay mới theo ý tưởng của Felix Wankel. Năm 1967, NSU 80 đời mới đã là một chiếc xe tiên tiến với các chi tiết công nghệ đi trước thời đại như khí động lực học, trọng lượng nhẹ và độ an toàn cao, nhưng những rắc rối nảy sinh với động cơ quay đã chấm dứt sự độc lập của NSU. Hiện nay, nhiều dòng xe của Audi vẫn được sản xuất tại Neckarsulm.




NSU Prinz 1 (1959)
NSU đã nỗ lực phát triển xe hạng trung K70 với dự định chen vào giữa model Prinz động cơ lắp sau và model tương lai Ro 80. Tuy nhiên, Volkswagen đã mua lại K70, chấm dứt nhãn hiệu NSU.
Chiếc Audi đầu tiên của thời đại mới là chiếc Audi 100 ra đời năm 1968. Tiếp theo là chiếc Audi 80/Fox ra mắt vào năm 1972 (thiết kế trên cơ sở chiếc Volkswagen Passat 1973) và Audi 50, năm 1974 (sau này được dán nhãn Volkswagen Polo).


Audi 100 (1968)
Hình ảnh của Audi vào thời kỳ này vẫn còn bảo thủ, vì thế, kiến nghị của kỹ sư Jorg Bensinger về phát triển công nghệ dẫn động 4 bánh của chiếc Iltis cho một chiếc xe đua Audi công suất cao đã được chấp nhận. Chiếc xe này được đặt tên là Quattro, đây là một chiếc coupe động cơ turbo, đồng thời là xe sản xuất loại lớn đầu tiên sử dụng hệ dẫn động AWD thông qua một bộ truyền động vi sai trung tâm (không tính đến chiếc Jensen FF sản xuất trước đó với số lượng nhỏ). Chiếc xe này còn được biết đến với cái tên “Ur-Quattro” (tiền tố “Ur-” trong tiếng Đức có nghĩa là “gốc” và được áp dụng cho thế hệ sedan S4 và S6 đầu tiên “UrS4” và UrS6”), model này được sản xuất rất ít (vì được thiết hế hoàn toàn thủ công) nhưng lại rất thành công khi tham gia đua xe. Những thắng lợi vượt trội đã chứng minh khả năng thành công của xe đua AWD và cái tên Audi đã gắn liền với những công nghệ tiên tiến trong ngành ô tô.



Năm 1986, vì Audi 80 bắt đầu phát triển hình ảnh “xe ông nội” nên loại 89 đã được giới thiệu. Loại xe hoàn toàn mới này bán rất chạy. Tuy nhiên, nội thất đa chức năng và hiện đại của nó lại hoàn toàn trái ngược với động cơ công suất thấp và gói phụ kiện đi kèm hơi khiêm tốn ( thậm chí gương bên ghế hành khách cũng là thiết bị tuỳ chọn). Năm 1987, Audi giới thiệu chiếc Audi 90 mới rất thanh lịch, từ đó, doanh số bán dòng xe Audi 80 bắt đầu giảm sút và một số vấn để thiết kế cơ bản bắt đầu nảy sinh.
Audi 90 Quattro 20V


Doanh số tại Mỹ lại càng giảm mạnh vì tạp chí truyền hình 60 Minutes đã chứng tỏ rằng, xe của Audi có tình trạng “tăng tốc không chủ định”. Tạp chí này đã dựa trên các báo cáo tiêu dùng về sự gia tốc của ô tô khi nhấn phanh. Các nhà điều tra độc lập đã đưa ra kết luận rằng điều này có thể là do bàn đạp phanh và chân ga đặt quá gần nhau (khác với ô tô của Mỹ), và do không phân biệt được hai vị trí này nếu không chú ý. (Trong các xe đua, khi về số lúc phanh mạnh, chân ga phải được sử dụng để phù hợp với vòng quay của máy, vì vậy bàn đạp phanh và chân ga phải đặt gần nhau để chân phải điều khiển cùng một lúc, mũi chân trên bàn đạp phanh và gót chân trên bàn đạp ga. Đây không phải là vấn đề ở thị trường châu Âu vì có thể các lái xe tại đây đã có kinh nghiệm sử dụng hộp số tay).



Tờ 60 Minutes đã không để ý đến thực tế này và dựng nên hình ảnh một chiếc xe vận hành không kiểm soát. Bài báo đã đánh một đòn chí mạng vào doanh số của Audi và Audi đã phải đổi tên model bị ảnh hưởng (chiếc 5000 đã đổi thành 100/200 năm 1989 khi chuyển sang các thị trường khác). Audi đã dự tính rút khỏi thị trường Mỹ cho đến khi doanh số bắt đầu khôi phục giữa những năm 90. Doanh số chiếc A4 mới năm 1996 đã tạo bước ngoặt đối với Audi cùng các dòng xe A4/6/8 được phát triển cùng với VW và các nhãn hiệu anh em khác (vẫn được gọi là “cơ sở”).


Hiện nay, doanh số của Audi đang tăng mạnh tại thị trường châu Âu và hãng này vẫn nổi tiếng có chất lượng sản xuất tốt nhất trong số các hãng ô tô lớn trên thế giới. Năm 2004 đánh dấu doanh số tăng liên tục mười một năm, và đạt tổng doanh số 779,441 chiếc trên toàn thế giới. Con số kỷ lục này được ghi lại từ 21 trong khoảng 50 thị trường chủ yếu của Audi. Doanh số tăng nhiều nhất ở châu Âu (19.3%), châu Phi (17.2%) và Trung Đông (58,5%). Tháng 3/2005, Audi hợp tác với hai nhà phân phối đầu tiên tại Ấn Độ, sau đó doanh số đã tăng cao tại khu vực này.


Audi gần đây đã bắt đầu giới thiệu hệ thống điều khiển bằng máy tính gọi là MMI (MultiMedia Interface). Hệ thống này đã được bình phẩm cùng với hệ thống điều khiển iDrive của BMW, đặc biệt là nút vặn điều khiển được thiết kế để điều khiển đài, định vị vệ tinh, TV, sưởi ấm và điều khiển xe bằng màn hình.


Hệ thống MMI được cho là tốt hơn rất nhiều vì nó có nhiều nút bấm quanh nút vặn ở trung tâm cho phép người dùng điều khiển đài, TV, Nav, điện thoại, xe … nhanh hơn. Màn hình màu hoặc đơn sắc được lắp ngay trên đồng hồ đo tốc độ còn hệ thống điều khiển trên A6 và A8 thì được lắp ngang. Tuy nhiên, MMI cũng được lắp trên A3 và A4 thay cho hệ thống cũ và điều khiển hệ thống sưởi của hai model này được thiết kế lại ở vị trí khác.

Tham gia các giải đua xe




Audi R10
Audi đã tham gia tranh tài (và đôi lúc vượt trội) trong nhiều loại hình đua xe. Truyền thống xe đua của Audi bắt nguồn từ Hiệp Hội Ô tô những năm 30. Vào những năm 90, Audi đã nổi bật trong các giải đua Touring và Super Touring sau thành công trên vòng đua Stateside.

Năm 1990, sau khi hoàn thành mục tiêu quảng bá xe tại Mỹ, Audi quay trở lại châu Âu và hướng tới giải vô địch đua xe của Đức (DTM) với chiếc A8, sau đó vào năm 1993, không muốn thiết kế xe theo công thức mới, họ đã chuyển sang loại xe Supertouring đang phát triển mạnh trên cả nước, loại xe này có mặt lần đầu tiên tại các giải đua xe French Supertourisme and Italian Superturismo. Năm 1994, Audi tham gia giải đua STW của Đức và năm 1995 thì có mặt trong giải Vô địch đua xe của Anh (BTCC).


Liên đoàn ô tô quốc tế FIA đã cấm xe 4WD tham gia đua xe năm 1998 vì khó điều chỉnh hệ thống Quattro và gây tác động đến người điều khiển.
Năm 2000, Audi vẫn tham gia tranh tài tại Mỹ bằng chiếc RS4 và đội Champion Racing trong giải SCCA Speed World GT Challenge cùng các đối thủ như Corvette, Viper, và BMW (đây là một trong số ít cuộc đua chấp nhận xe 4WD). Năm 2003, Champion Racing sử dụng chiếc RS6. Một lần nữa, Quattro lại vượt trội và Audi đã giành giải vô địch. Năm 2004, Audi lại tham gia thi đấu để bảo vệ danh hiệu nhưng Cadillac với chiếc Omega Chassis CTS-V đã giành chiến thắng. Sau bốn năm vô địch liên tục, RS4 và RS6 đã có nhiều thay đổi ảnh hưởng lớn đến công suất, cụ thể là sử dụng loại lốp xe khác và bỏ áp suất nhồi turbo.


Công nghệ


Động cơ FSI của Audi
Audi sản xuất thân xe mạ kẽm 100% để chống ăn mòn. Cùng với các biện pháp đề phòng khác, toàn bộ thân xe được mạ kẽm đã có khả năng chống mòn và chống rỉ rất hiệu quả. Độ bền của thân xe đã vượt quá cả mong đợi của chính Audi, khiến hãng này đã tăng thời hạn bảo hành chống ăn mòn từ 10 năm lên 12 năm. Audi cũng đã đề ra ý tưởng sản xuất xe hoàn toàn bằng nhôm, và năm 1994, chiếc Audi A8 đã ra mắt giới thiệu công nghệ khung xe bằng nhôm. Audi đã giới thiệu một dòng xe mới giữa những năm 90 và vẫn tiếp tục theo đuổi việc phát triển xe công suất cao và những công nghệ hiện đại nhất.
Chiếc concept có thân xe bằng nhôm đã được mở rộng phát triển thành một loại xe sub-compact mới, đó là chiếc Audi A2 được giới thiệu năm 2001. Tuy nhiên, chiếc xe này đã bị ngừng sản xuất vào cuối năm 2005 vì chi phí sản xuất xe khung nhôm loại nhỏ quá cao, không thu hút được nhiều khách hàng tìm mua xe hạng sang loại nhỏ. Thân xe bằng nhôm phù hợp hơn với những model lớn hơn như chiếc A8 với ca bin lớn.


2001 Audi A2
Trong tất cả các loại xe ra đời trước thời kỳ thuộc về Volkswagen, Audi đã kiên quyết không sử dụng hệ dẫn động bánh sau truyền thống giống như hai đối thủ lớn là Mercedes-Benz and BMW, mà sử dụng hệ dẫn động bánh trước hoặc bốn bánh. Để đạt được điều này, Audi thường thiết kế xe với động cơ lắp theo chiều dọc ở vị trí “treo” trên bánh trước – hay còn gọi là kiểu “U-drive”. Mặc dù cách thiết kế này tạo các trục lái dài bằng nhau do vậy cân bằng được lực truyền đến các bánh xe và dễ dàng sử dụng hệ dẫn động AWD nhưng nó lại đi ngược lại khả năng phân phối trọng lượng lý tưởng 50/50. Do đó, hầu hết mọi người đều tin rằng BMW vẫn có lợi thế hơn Audi về phát triển động lực học cho đến khi chiếc RS4 siêu nhanh xuất hiện năm 2005. Chiếc xe này đã bán chạy hơn chiếc xe mang nhãn hiệu M của BMW và chiếc AMG của Mercedes-Benz. RS4 được lắp động cơ V8 4.2 L 414bhp, tăng tốc từ 0 đến 100 Km/h trong 5 giây, và đạt tốc độ tối đa 254Km/h.
Những năm 70, một số nhà sản xuất ô tô, trong đó có Audi (và Subaru) đã thiết kế riêng hệ thống AWD dành cho xe passenger. Thập kỷ 80, hệ thống AWD trên ô tô đã trở thành sở thích kỳ cục, và các hãng xe khác như Porsche và Mercedes-Benz cũng sử dụng hệ thống này để cạnh tranh trên thị trường. Không may, hệ thống này lại nảy sinh những rắc rối khi thiết kế trên những chiếc xe của Mercedes-Benz. Đối với xe Porsche thì hệ thống này cũng không được ưa chuộng vì khách hàng vẫn muốn sở hữu hệ dẫn động RWD truyền thống mà họ đã quen sử dụng ở xe cũ. Mặc dù Porsche và Mercedes-Benz đều có một số xe con và xe tải sử dụng hệ dẫn động AWD nhưng cả hai hãng xe này đều không nổi tiếng về công nghệ này như Audi. Hiện nay, sau hơn 25 năm dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật, cái tên Quattro đã trở thành biểu tượng và nhãn hiệu mà các đối thủ cạnh tranh đặt làm mục tiêu để nỗ lực cạnh tranh với Audi. Đáng tiếc là gần đây Audi đã áp dụng nhãn hiệu “quattro” cho các model A3 và TT nhưng những model này lại không thực sự sử dụng hệ dẫn động 4 bánh quattro, Synchro của VW đã thay đổi hệ thống này.


Audi A3
Audi TT


Những năm 80, Audi đã trở thành nhà vô địch về động cơ 5 xi lanh thẳng hàng 2.1/2.2L, một lựa chọn bền hơn thay thế cho động cơ 6 xi lanh truyền thống. Động cơ này không chỉ được sử dụng trên các loại xe sản xuất mà còn được dùng trên xe đua. Động cơ 5 xi lanh thẳng hàng 2.1L đã được sử dụng làm cơ sở cho xe đua trong thập niên 80, cho công suất 400hp sau khi sửa đổi. Trước năm 1990, có nhiều loại động cơ được sản xuất để thay thế động cơ 2.1L và 2.2L. Loại động cơ này có công suất cao và tiết kiệm nhiên liệu (đây là mối quan tâm hàng đầu của lái xe những năm 80).
Đầu những năm 90, Audi đã bắt đầu hướng gần hơn đến vị trí là đối thủ cạnh tranh thực sự của Mercedes-Benz và BMW trên những thị trường mục tiêu của hãng và năm 1990, Audi đã tung ra chiếc Audi V8. Về cơ bản, nó là một động cơ mới phù hợp với chiếc Audi 100/200, nhưng có sự khác biệt rõ ràng về thân xe. Khác biệt rõ nét nhất là lưới tản nhiệt mới không hài hoà với nắp capo.
Năm 1991, Audi đã sản xuất Audi 80 động cơ 4 xi lanh, Audi 90 và Audi 100 5 xi lanh, Audi 200 động cơ turbo và Audi V8. Ngoài ra còn có phiên bản coupe của hai chiếc 80 và 90 với hai động cơ 4 và 5 xi lanh.
Mặc dù động cơ 5 xi lanh cho công suất cao nhưng nó vẫn hơi khác biệt đối với thị trường mục tiêu. Audi đã giới thiệu động cơ V6 2.8L trên chiếc Audi 100 mới ra mắt năm 1992. Động cơ này cũng phù hợp với chiếc Audi 80 được đổi mới ( tất cả các model 80 và 90 hiện nay đều mang nhãn hiệu 80 ngoại trừ thị trường Mỹ), khách hàng có thể lựa chọn model 80 với động cơ 4,5 và 6 xi lanh và thân xe kiểu cabriolet coupe và sadan.
Động cơ 5 xi lanh đã nhanh chóng bị loại bỏ nhưng phiên bản động cơ turbo 230hp vẫn được ưa chuộng. Động cơ này ban đầu được lắp vào chiếc 20V quattro 200 năm 1991, sau đó được cải tiến cho chiếc Sport Quattro. Động cơ này còn được lắp trên xe Coupe Audi và được đặt tên là S2, và trên chiếc Audi 100 với cái tên S4. Hai model này đã mở đầu việc sản xuất hàng loạt xe dòng S công suất cao.

Năm 1994, Audi A8 đã thay thế cho V8 với khung xe bằng nhôm (ASF) hoàn toàn mới để giảm trọng lượng. Hệ thống AWD quattro đã bù lại cho phần trọng lượng bị giảm. Điều này có nghĩa là chiếc xe có công suất tương đương với các đối thủ nhưng vận hành lại vượt trội hơn nhiều.
Sự thay đổi tiếp theo là năm 1995 khi Audi A4 thay thế cho Audi 80. Kiểu đặt tên mới được áp dụng cả cho chiếc Audi 100 thành Audi A6 (với một thay đổi nhỏ). Điều này cũng có nghĩa là động cơ S4 trở thành S6 và động cơ S4 mới được sử dụng trên chiếc A4. Động cơ S2 thì bị ngừng sản xuất. Chiếc Audi Cabriolet, thiết kế trên cơ sở của chiếc Audi 80, vẫn tiếp thục được sản xuất cho đến năm 1999 cùng với các động cơ được nâng cấp trong suốt thời gian đó. Model hatchback A3 mới (có cùng cơ sở với Volkswagen Golf Mk.4) được giới thiệu năm 1996, roadster và coupe TT xuất hiện năm 1998 với cùng cơ sở. Một model thú vị khác là Audi A2 đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Mercedes-Benz A-Class. Model A2 này được bán tương đối chạy tại châu Âu, tuy nhiên chiếc xe này đã bị ngừng sản xuất năm 2005 và Audi đã quyết định không phát triển ngay một chiếc xe khác để thay thế.
Động cơ cho dòng xe này bao gồm động cơ 4 xi lanh 1.4L, 1.6L và 1.8L, động cơ turbo 4 xi lanh 1.8L, động cơ V6 2.6L và 2.8L, động cơ turbo 5 xi lanh 2.2L và động cơ V8 4.2L. Năm 1998, động cơ V6 2.6L và 2.8L đã được thay bằng V6 30V 2.4L và 2.8L đem lại sự cải thiện rõ rệt về công suất, lực moment xoắn và độ êm. Sau này, các động cơ V8 3.7L và W12 6.0L cũng được thêm vào dòng xe này và được sử dụng cho chiếc A8.

Audi A8


Năm 2000, Audi đã giới thiệu hộp số chuyển trực tiếp, đây là loại hộp số vận hành giống hộp số tự động. Hệ thống này bao gồm hai khớp ly hợp điều khiển bằng thuỷ lực điện tử thay vì bộ phận chuyển momen. Hộp số này được sử dụng trên các model Volkswagen Golf, Audi A3 và TT. Audi cũng vẫn tiếp tục cải tiến động cơ, với động cơ V6 turbo kép 2.7L cho Audi S4, S6, động cơ V6 2.8L được thay bằng động cơ 3.0L.
Năm 2001, Audi tung ra phiên bản công suất cao của chiếc A8 và đặt tên là S8, sở hữu động cơ V8 4.2L 360 hp.
Phiên bản mới của A3, A4, A6 và A8 cũng được giới thiệu với động cơ mới FSI (Phun nhiên liệu phân tầng) thay cho động cơ 1.8L. Gần như toàn bộ xe trong dòng này đều kết hợp được với công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, bao gồm; động cơ 4 xi lanh 1.6L 115bhp, 4 xi lanh 2.0L 150bhp, 4 xi lanh 2.0L 200bhp, 4 xi lanh 2.0L 220bhp, V6 3.2L 250-260bhp, V8 4.2L 350bhp, V8 4.2L 414bhp, V10 5.2L 450bhp.
Audi A6
Các loại động cơ khác được bán và trang bị trên các sản phẩm mang nhãn hiệu Audi bao gồm: Động cơ 4 xi lanh 1.6L 102bhp, Tdi 1.9L 105 bhp, Tdi 2.0L 140bhp, Tdi 2.0L 170bhp, Tdi 2.7L 180bhp, Tdi 3.0L 233bhp, Tdi 4.2L 326bhp. Tất cả các động cơ Tdi đều là động cơ diesel.
Là thành viên của VW, công nghệ mới thường được giới thiệu đầu tiên trên các xe Audi trước khi sử dụng cho các nhãn hiệu khác như VW, SEAT, và Škoda. Điển hình là các động cơ FSI đã nhắc đến ở trên cũng như hộp số tự động DSG chuyển số nhanh.
Công nghệ TSI đã được giới thiệu trên chiếc Volkswagen Golf đầu năm 2006. Các động cơ turbo hoặc siêu nạp này có dung tích thấp nhất là 1.4L, cho công suất cao, mức khí xả CO2 thấp và tiết kiệm nhiên liệu đáng kể so với loại không turbo hay không siêu nạp như 2.0L. Động cơ TSI trên chiếc Golf cho công suất khoảng 140hp đến 170hp. Động cơ này rất được ưa chuộng tại Anh và sẽ sớm được sử dụng cho xe Audi A3 và A4 cũng như các model của SEAT và Skoda.


Nguồn: Netxe.vn
(Theo Caronline.com.vn)


2009-12-10

Lịch sử hãng Nissan


Giới thiệu chung

Nissan Motor Co., Ltd. (Tiếng Nhật: Nissan Jidōsha Kabushiki-gaish), là một nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản trước kia bán xe dưới nhãn mác Datsun - cho tới năm 1983. Trụ sở chính của công ty đặt tại khu vực Ginza, Chuo_ku, Tokyo. Hiện Nissan đang có kế hoạch chuyển trụ sở tới Yokohama, Kanagawa vào năm 2010. Trụ sở này sẽ bắt đầu xây dựng vào năm 2007.
Nissan là hãng ô tô lớn thứ hai Nhật Bản sau Toyota và là một trong top 3 đối thủ nặng ký của Big Three -"ba ông lớn" tại Mỹ.


Động cơ VQ V6 của Nissan được lọt vào danh sách "10 động cơ tốt nhất" trong 12 năm liên tục kể từ khi bắt đầu có giải này. Một động cơ serie VQ mới sẽ được trang bị trong chiếc Infiniti G35 thế hệ tiếp theo, chiếc Skyline GT-R tương lai và 2007 Nissan 350Z. Cũng sẽ có một động cơ 4 xi lanh 2,5VQ thế hệ mới dành cho chiếc Altima và có thể cả chiếc SPEC-V 2007 Sentra sắp tới (trình làng vào tháng 10/2006 và sau đó là Altima mới vào tháng 11)
Rất giống "người anh em" Renault của mình, tên Nissan được phát âm khác nhau trong những thị trường khác nhau. Ở Nhật và Mỹ, nhãn mác này được gọi là " KNEE-sahn", trong khi ở Anh, nó được phát âm là "NIH-ssan".


Động cơ VQ V6 3.5 của Nissan
(Ảnh: Paultan.org)


Lịch sử phát triển

Năm 1914, Kwaishinsha Motorcar Works (được thành lập trước đó 3 năm tại quận Azabu-Hiroo, Tokyo) đã sản xuất chiếc DAT đầu tiên. Tên của chiếc xe mới là viết tắt những chữ cái đầu tên các đối tác của công ty:
* Kenjiro Den (田 健次郎 Den Kenjirō)
* Rokuro Aoyama (青山 禄朗 Aoyama Rokurō)
* Meitaro Takeuchi (竹内 明太郎 Takeuchi Meitarō).
Works được đổi thành Kwaishinsha Motorcar Co. vào năm 1918, và một lần nữa vào năm 1925, thành DAT Motorcar Co.

Nissan Model 70 Phaeton, 1938
(Ảnh: car-directory.net)

Năm tiếp theo, công ty có trụ sở tại Tokyo này sáp nhập với Jitsuyo Jidosha Co., Ltd. có trụ sở tại Osaka (thành lập năm 1919) lập nên DAT Automobile Manufacturing Co. Ltd. tại Osaka. Năm 1931, chiếc DATSON đầu tiên (nghĩa là "con trai của DAT"), được sản xuất. Tuy nhiên, âm tiết cuối được đổi thành "sun", bởi vì theo tiếng Nhật "son" cũng có nghĩa là "mất", và vì vậy nó có tên là "Datsun".
Năm 1933, tên công ty được nippon hóa thành Jidosha-Seizo Co. Ltd ("Công ty TNHH chế tạo ô tô") và chuyển đến Yokohama. Năm 1934, Jidosha-Seizo sáp nhập với một hãng sản xuất ô tô Nhật Bản có tên là Nihon Sangyo Co. Ltd ("Công ty TNHH Công nghiệp Nhật Bản"), hay được biết đến là "Ni_San".
Công ty này trở thành Nissan Motor Co., Ltd vào 01/06/1934, và được sáng lập bởi Yoshisuke Aikawa. Nissan sản xuất xe tải, máy bay và động cơ cho quân đội Nhật. Nhà máy chính của hãng được chuyển đến Trung Quốc sau khi đất bị quân đội chiếm. Nhà máy này chế tạo máy cho chiến tranh Nhật Bản cho đến khi bị lực lượng quân sự Nga và Mỹ tịch thu. Trong khoảng thời gian hai năm (1947 đến 1948), công ty được gọi tắt là Nissan Heavy Industries Corp (Tổng công ty Công nghiệp nặng Nissan).
Giống Hino và Isuzu, nhưng không giống Toyota, Nissan hợp tác với một công ty châu Âu nhằm tiếp cận với những thiết kế động cơ và ô tô tại đây. Nissan chọn Austin của Anh, sau đó trở thành British Motor Corporation. (Công ty ô tô Anh). Nissan bắt đầu sản xuất Austin 7s vào năm 1930 và sau đó sản xuất những model khác nhau lấy cảm hứng từ Austin như chiếc Datsun 1000 dựa vào Austin A50 nguyên bản. Những thiết kế này đã được bảo hộ bởi thỏa thuận cấp giấy phép 1952_1960 giữa hai công ty. Sau khi Nissan giới thiệu những model riêng vào những năm 1950, hãng tiếp tục phát triển những thiết kế động cơ của mình. Năm 1967, hãng giới thiệu động cơ 4 xilanh, trục cam phía trên tiên tiến mới (OHC) Nissan L engine, tương tự với những thiết kế OHC của Mercedes-Benz. Động cơ này được trang bị trong chiếc Datsun 510 mới, giúp Nissan có được danh tiếng trong thị trường sedan khắp thế giới. Sau đó, năm 1970, Nissan ra mắt chiếc xe thể thao 240Z, động cơ 6 xilanh phát triển từ động cơ serie L. 240Z đã gây một "xúc cảm tức thì" và nâng Nissan lên đẳng cấp quốc tế trong thị trường ô tô.

Austin 7s

Năm 1966, Nissan sáp nhập với Prince Motor Company, sản xuất dòng xe hạng sang của mình, bao gồm Skyline và Gloria. Tên Prince cuối cùng bị bỏ đi, và những chiếc Skyline và Gloria tiếp theo đều mang tên của Nissan – tuy nhiên, "Prince" vẫn được sử dụng trong tên những dearler Nissan nhất định ở Nhật. Nissan đã giới thiệu một nhãn mác hạng sang mới cho thị trường Mỹ vào đầu những năm 1990, gọi là Infiniti.
Trong cơn sốt khủng hoảng nhiên liệu, Nissan trở thành một trong những nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới và hãng đã thành lập những nhà máy mới tại Mexico và Úc.

2001 Nissan GT-R Concept

Nissan thiết lập các dây chuyền lắp ráp tại Mỹ vào đầu những năm 1980 với một nhà máy ở Smyrna, Tennessee. Cơ sở sản xuất này thoạt đầu chỉ sản xuất xe tải nhưng sau đó được mở rộng để sản xuất một vài dòng xe khác. Tiếp đó, hãng xây dựng một nhà máy chế tạo động cơ tại Decherd, Tennessee và gần đây nhất là một nhà máy lắp ráp thứ hai tại Canton, Mississippi.
Để giảm thiểu thuế quan xuất khẩu và chi phí giao hàng cho khách hàng châu Âu, Nissan dự tính thiết lập một nhà máy bên trong biên giới châu Âu. Sau khi cân nhắc kỹ càng, hãng đã chọn Sunderland ở Anh do ở đây sẵn có một lực lượng lao động có tay nghề cao và vị trí gần những cảng chính. Nhà máy được hoàn thành vào năm 1986, trở thành chi nhánh hãng sản xuất ô tô Nissan Anh. Từ đó, nó liên tục đạt được danh hiệu cao quý: nhà máy năng suất nhất châu Âu, và dự kiến năm 2007 sẽ sản xuất 400.000 xe mỗi năm.
Những khó khăn tài chính (lên tới hàng tỷ đô la) ở Úc cuối những năm 1980 đã khiến Nissan phải ngừng sản xuất tại đây.
Theo "Kế hoạch khôi phục Nissan"của chủ tịch Carlos Ghosn, công ty này đã bật lên mạnh mẽ như những gì mà các nhà kinh tế hàng đầu coi là một trong những sức bật ngoạn mục nhất trong lịch sử, mang đến cho Nissan mức lãi suất kỷ lục và một sức sống mới cho cả dòng xe Nissan và Infiniti. Tuy nhiên, doanh số Infiniti vẫn rất ảm đạm. Vào năm 2001, hãng ra mắt Nissan 180, tận dụng thành công của NRP. Ghosh nổi tiếng ở Nhật vì chính sách cải tổ công ty trong bối cảnh nền kinh tế Nhật đang trở nên suy yếu. Ghosh và sự phục hồi của Nissan được đề cao trong những mẩu truyện tranh và văn hóa quần chúng Nhật Bản. Thành tựu của ông trong việc khôi phục Nissan đã được Nhật hoàng Akihito tôn vinh và tặng Huy chương Blue Ribbon vào năm 2004. Nissan cũng sản xuất xe tại nhà máy gần Pretoria, Nam Phi.
Vào năm 2002, Toyota và Nissan đồng ý hợp tác về công nghệ Hybrid và năm 2004, Nissan trình làng mô hình Altima Hybrid đầu tiên.

2008 Nissan Altima Hybrid

Nissan bắt đầu phát triển những chiếc FCV (xe hydrogen) vào năm 1996 và đã tung ra một số lượng cho thuê giới hạn của chiếc FCV X-Trail ở Nhật vào năm tài khóa 2003.
Hãng ra mắt chiếc xe tải Atlas 20 hybrid tại Nhật vào ngày 17/05/2006.
Ngày 30/06/2006, General Motors triệu tập một cuộc họp hội đồng quản trị khẩn cấp để thảo luận kế hoạch của cổ đông Kirk Kerkorian thành lập một liên minh giữa GM và Renault-Nissan. CEO Rick Wagoner đã nghiên cứu rất kỹ kế hoạch này. Tuy nhiên, vào ngày 04/10/2006, GM và Nissan kết thúc đàm phán do sự ngăn cách giữa hai công ty liên quan đến vấn đề đền bù cho GM từ Nissan.
Trụ sở chính của Nissan hiện nay là tại Tokyo nhưng dự kiến sẽ chuyển về Yokohama vào năm 2009. Nissan Bắc Mỹ sẽ di chuyển trụ sở từ Gardena, California tới Franklin, Tennesseevào năm 2008 do những điều lệ khắt khe và chi phí kinh doanh cao tại đây.
Sản phẩm
Nissan đã sản xuất những chiếc xe hơi và xe tải chủ đạo trên phạm vi rộng bắt nguồn từ nhu cầu nội địa, nhưng kể từ những năm 1950 hãng xuất khẩu ra khắp thế giới. Có một cuộc đình công lớn vào năm 1953.


1970 Datsun Fairlady 2000
(Ảnh: titantalk.com)

Nissan cũng sản xuất một vài chiếc xe thể thao đáng nhớ như Datsun Fairlady 1500, 1600, 2000 Roadsters, Z-car, chiếc xe thể thao giá rẻ được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1969; và Skyline GT-R, chiếc coupe thể thao dẫn động các bánh có công suất mạnh mẽ. Năm 1985, Nissan đã tạo ra một chi nhánh vận hành và xe thể thao, NISMO, để cạnh tranh và phát triển vận hành cho những chiếc xe này.
Từ khi bắt đầu cho tới năm 1982, ô tô của Nissan trong hầu hết các thị trường xuất khẩu đều được bán dưới nhãn mác Datsun. Tuy nhiên, kể từ năm 1989, những model hạng sang của hãng ở Bắc Mỹ được bán dưới nhãn mác Infiniti.
Nissan bán những chiếc ô tô nhỏ, chủ yếu liên doanh với các hãng sản xuất ô tô Nhật khác như Suzuki hoặc Mitsubishi. Hãng cũng chia sẻ việc sản xuất model của những chiếc xe nội địa Nhật Bản với những nhà sản xuất khác, cụ thể là Mazda, Subaru, Suzuki và Isuzu.

Nissan Livina Geniss 2006
(Ảnh: new.u-car.com.tw)

Ở Trung Quốc, hãng hợp tác sản xuất với Dongfeng Motor Group, trong đó có chiếc 2006 Nissan Livina Geniss. Đây là chiếc xe đầu tiên của Nissan trong dòng xe cỡ vừa và sẽ được giới thiệu khắp thế giới tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Guangzhou.


Nguồn: Netxe.vn
(Theo wikipedia.org)